Banner header
Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại SBC Việt Nam

Chăm sóc sầu riêng con mới trồng phát rễ, phát đọt nhanh

 SBC Vietnam   |    Ngày 12/09/2024

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con quyết định cây có sinh trưởng tốt hay không vì giai đoạn này cây rất nhạy cảm, dễ gặp vấn đề như chậm phát triển, côn trùng tấn công, dễ nhiễm các loại nấm bệnh khác,.. để cây phát triển tốt, cần có nền tảng chăm sóc sầu riêng con thật khỏe mạnh.

1. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con luôn đòi hỏi kiên trì về thời gian và công sức. Cây sầu riêng con thường chưa thể thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nên cây dễ bị còi cọc, chậm lớn và phát triển không tốt. Vì thế, bà con nên tìm hiểu những kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng mới trồng sau đây:

1.1 Yêu cầu trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng mới trồng

Quá trình chăm cây sầu riêng con luôn đòi hỏi cần phải khéo léo và tỉ mỉ. Ở giai đoạn cây mới trồng, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống tự nhiên, sâu bệnh hại tấn công. Vì thế, bà con nên theo dõi, kiểm tra thường xuyên để giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị trồng, bà con cần quan tâm đến các yêu cầu về kỹ thuật chăm sầu riêng con như sau:

  • Khi bắt đầu đặt cây sầu riêng con xuống hố trồng, bà con cần phải nén thật chặt đất xung quanh để giúp cố định bầu cây.
  • Bà con nên cắm cọc dọc theo phía thân cây và buộc dây cố định cọc vào thân cây để cây không bị lung lay.
  • Sau khi trồng, bà con cần che nắng nắng cho cây con nhưng lưu ý không che quá 50% ánh sáng.
  • Bà con nên tưới nước đều đặn khi trời nắng để hạn chế tỷ lệ chết cây, giúp cây con luôn khoẻ mạnh, nhanh chóng ra hoa kết trái.
  • Ở giai đoạn đầu mùa khô, bà con cần tủ gốc cho cây bằng rơm hoặc trấu gạo,… để giữ ẩm cho cây.

1.2 Chống nắng, chống gió cho sầu riêng con

Đặc tính của lá sầu riêng con là khá yếu và mỏng. Vào những ngày thời tiết nắng gắt, bà con cần phải che chắn để giảm bớt lượng ánh sáng mặt trời, giúp cây không bị cháy nắng. Bên cạnh đó, bộ rễ của sầu riêng con ở giai đoạn này chưa thực sự phát triển, rất dễ bị gió làm lung lay, gãy cành và bật gốc. Vì thế, khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con, bà con nên lưu ý cố định cây con thật chặt.

Ngoài ra, việc thực hiện chống gió trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con, bà con nên tham khảo trồng xen với các loại cây khác như: cà phê, chuối, cam,…. Điều này sẽ giúp cây sầu riêng con chống được gió, nắng và tối đa hiệu quả kinh tế trong quá trình chờ cây sầu riêng phát triển 

Kỹ thuật trồng sầu riêng con • Vinasa Agri Tech J.S.C

1.3 Cắt tỉa cành, tạo dáng cho cây sầu riêng mới trồng

Từ những năm thứ 2, 3, bà con nên lưu ý thực hiện cắt tỉa cành và tạo khung tán cho cây. Sau đây, là một số quy tắc cần đảm bảo trong quá trình cắt tỉa là:

  • Nên tạo một bộ khung tán cho cây tròn đều và cân đối
  • Tiến hành cắt bỏ ngay các cành yếu và bị nhiễm sâu bệnh
  • Chọn lọc và giữ lại các cành khỏe mạnh, phát triển tốt và khả năng cho ra nhiều trái.
  • Thực hiện tỉa cành bảo đảm khoảng cách giữa các cành phải đều nhau, ánh nắng vẫn lọt xuống được tận gốc.
  • Thực hiện cắt bỏ đọt nếu cây mọc vượt mức và giữ độ cao trung bình khoảng từ 5 – 6m để hỗ trợ dễ dàng cho việc thu hoạch trái về sau

Kỹ Thuật Tỉa Cành Tạo Tán Sầu Riêng

2.4 Bón phân và tưới nước cho sầu riêng con

Cây sầu riêng con cần được tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm, đặc biệt là 45 ngày đầu mới trồng. Để giữ ẩm tiến hành tủ gốc. Nếu không được cấp đủ độ ẩm cây không phát triển được, héo và chết cây. 

Giai đoạn này không nên sử dụng phân bón hỗn hợp ( NPK) dễ gây xót rễ trong khi cây ra rễ non. Khi cây được 45 ngày tiến hành bón phân hữu cơphân bón sinh học như đạm cá, dịch trùn quế để bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng.

Chăm sóc sầu riêng con mới trồng - Nhật Nông Group

2.5 Bí quyết chăm sóc sầu riêng con rễ khỏe, lá xanh dày

2.5.1 Chế độ dinh dưỡng

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng trước hết phải đảm bảo bộ rễ khoẻ, cành lá dày, cứng cáp. Khi sầu riêng con thích nghi và phát triển ổn định, bà con nông dân có thể bón phân hữu cơ, vô cơ cho cây tùy theo nhu cầu, kinh tế và điều kiện thổ nhưỡng. cụ thể:

Vô cơ: trong giai đoạn kiến thiết, cây sầu riêng con thường được bón phân NPK theo công thức 18-11-5. Bón phân 3-4 lần/năm. Mỗi lần bón 1,2 – 1,5kg/gốc.

Hữu cơ: Bón phân bằng phân trùn quế hoặc các loại phân chuồng đã qua xử lý. Không bón phân tươi hoặc phân chưa ủ hoai để hạn chế bệnh nấm tấn công cây sầu riêng.

  • Phân trùn quế: 5-6 kg/gốc. Bón phân hai lần một năm. Cách bón phân: Đào một rãnh có đường kính bằng đường kính tán cây xung quanh gốc, rải phân trùn quế vào rãnh, sau đó phủ đất lên.
  • Phân chuồng: cần được xử lý và ủ phân trước khi bón cho cây để diệt mầm bệnh

Cây sầu riêng không ưa nước đọng. Vì vậy, khi chăm sóc sầu riêng con, bạn cần chú ý xây dựng mương thoát nước trong mùa mưa. Điều này ngăn ngừa thối rễ và nấm phát triển.

Trong mùa khô, hãy chăm sóc cây sầu riêng bằng cách trồng cây xung quanh gốc và tưới nước đều đặn để giữ độ ẩm. Tránh tình trạng cây ngập nước hoặc quá khô, vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.

2.5.3 Cắt tỉa cành, tạo dáng cho cây sầu riêng mới trồng

Để cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ, cần thực hiện cắt tỉa cành và tạo tán từ năm thứ 2 hoặc 3. Quy tắc chính là đảm bảo tạo khung tán cho cây để đạt được cấu trúc tán cây tốt.  Quy tắc cần đảm bảo là: 

  • Tạo cho cây bộ khung tán cân đối, tròn đều
  • Cắt bỏ các cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc sai hướng.
  • Giữ lại cành khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, có khả năng cho nhiều trái.
  • Tỉa cành sao cho khoảng cách giữa chúng đồng đều, giúp ánh nắng xuyên qua và đến tận gốc cây.
  • Cắt bỏ những đọt cây mọc quá cao để duy trì chiều cao khoảng 5-6m, thuận tiện cho việc thu hoạch trái sau này.

2.6 Phòng và trị sâu bệnh thường gặp trên cây sầu riêng con mới trồng

2.6.1 Sâu đục thân

Loại sâu đục thân thường sinh sống trong các kẽ của thân cây sầu riêng con và chúng đục phá cành và thân của cây. Tác hại của bệnh khiến cây kém phát triển dần, hoa ra nhiều nhưng tỉ lệ cho ra trái thấp. Nếu không xử lý kịp thời, cây sẽ tiếp tục suy yếu và chết rất nhanh.

2.6.2 Bệnh cháy lá

Bệnh cháy lá thường xuất hiện và phát triển mạnh vào các ngày mưa. Biểu hiện của bệnh khiến cho lá sầu riêng con bị cháy từ gốc lên và kết dính lại với nhau. Trường hợp xấu, cây sẽ rụng hết lá khiến cành trơ trụi. Tác hại của bệnh làm chết lá, chết ngọn, khiến cây bị mất diệp lục và không thể quang hợp. Đặc biệt, các đọt non bị thối đen khiến cây con không thể sinh trưởng tiếp, ảnh hưởng đến việc cho ra trái sau này.

2.6.3 Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá phát tán trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao. Dấu hiệu để nhận biết cây mắc bệnh, là lá non của cây sẽ có những đốm màu vàng sáng nằm cả hai bên mặt lá. Bệnh này sẽ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây sầu riêng con. Bệnh làm cho cây chậm phát triển, lá rụng sớm, gây khó khăn cho quá trình quang hợp.

2.6.4 Bệnh thối rễ

Khi cây bị nhiễm bệnh, nấm bệnh thường tấn công ngay vào bộ rễ của sầu riêng con dẫn đến việc bị thối rễ, nhũn, không thể lấy được chất dinh dưỡng. Dấu hiệu để bà con nhận biết lá chuyển vàng và rụng sớm, các cành non chết dần. Bệnh này khiến cây kém phát triển, lá vàng úa, khó ra đọt, trái rụng dần sau đó cây có thể bị chết. Vì thế, bà con cần phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con từ giai đoạn đầu của cây là tốt nhất.

2.6.5 Bệnh thán thư

Cây sầu riêng con thường dễ bị mắc bệnh vào những ngày mưa, độ ẩm không khí cao. Dấu hiệu để nhận biết cây bị bệnh, là lá xuất hiện những đốm lõm có viền màu nâu sẫm, lan từ mép lá đến vào trong. Điều này gây ảnh hưởng xấu cho cây, làm cho lá bị khô và héo khiến cây con yếu và chết dần. Bên cạnh đó, bệnh này còn gây khô bông, rụng trái non ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ.

2.6.6 Phòng trừ rầy xanh

Rầy xanh là loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây sầu riêng con. Chúng thường chích, hút gây ra vết thương tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây. Tác hại của bệnh làm đọt cây, lá bị teo dần, trường hợp nặng lá bị khô và rụng trên diện rộng.

Bà con tham khảo thêm sản phẩm chăm sóc cây trồng tại SBC Việt Nam nha:

- Chế phẩm vi sinh S.EMpro thành phần: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Streptomyces sp, Saccharomyces sp, Aspergillus sp, Trichoderma sp, Peudosomonas sp…

- Đạm cá cô đặc SBC - Sản xuất từ 100% cá nước ngọt, công nghệ cô đặc giúp dinh dưỡng cao gấp 8 lần đạm cá thông thường

- Dịch trùn quế cô đặc - dưỡng trái, tăng năng suất chất lượng trái

- Chế phẩm trừ sâu sinh học BIOB - Nguồn gốc sinh học, không mùi hôi, không gây kháng thuốc

- Đạm cá hữu cơ can 20 lít

- Đạm cá HUMIC dạng viên

 

Chia sẻ bài viết:
Tags: cây trồng phân bón phân cá phân trùn đạm cá đạm cá cô đặc đạm cá sbc
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng