Banner header
Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại SBC Việt Nam

Phòng trừ bệnh chết nhanh cho hồ tiêu trong mùa mưa bão

 SBC Vietnam   |    Ngày 06/09/2024

Hồ tiêu là loại cây được trồng lâu năm, tuy nhiên, bộ rễ của nó lại khá yếu và nhạy cảm với điều kiện môi trường không thuận lợi và sự tấn công của các loại sâu bệnh từ đất. Gần đây, trên cây hồ tiêu đã xuất hiện nhiều dịch bệnh, trong đó đặc biệt phải kể đến bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora sp., đã gây ảnh hưởng nặng nề tới việc sản xuất hồ tiêu. Nhiều hộ trồng hồ tiêu phải đứng nhìn cảnh những trụ tiêu được chính tay mình vun trồng hàng chục năm bỗng chốc héo rũ rồi chết, có những hộ có diện tích trồng lớn rơi vào tình trạng khốn khổ do mất đi quá nhiều cây hồ tiêu. Chính vì vậy, bà con hãy theo chân SBC Việt Nam tìm hiểu các triệu chứng và cách phòng trừ trong quá trình chăm sóc hồ tiêu nhé!

Cây hồ tiêu cần được chăm sóc kỹ vào mùa mưa

Các triệu chứng của cây hồ tiêu khi bị bệnh chết nhanh trong mùa mưa

Cây tiêu đang phát triển khoẻ mạnh và xanh tươi, tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, lá biến thành màu vàng, héo rồi rụng, đốt thân cũng chuyển sang màu xanh đen rồi rơi rụng. Quá trình rụng lá thường bắt đầu từ ngọn và diễn ra chóng vánh, chỉ sau 1-2 tháng, cây tiêu héo và chết. Khi nhổ gốc lên bà con sẽ thấy rễ cây biến đổi màu đen, thân gốc cũng thối rữa.

Các biểu hiện của bệnh thể hiện rõ từ cuối mùa mưa đến đầu mùa khô. Ban đầu, các các đầu chóp rễ chuyển sang màu nâu nhạt hoặc màu nâu đậm, rễ sau đó chuyển sang màu nâu đen, bị thối rữa và không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây, khiến cây héo nhanh. Lá co lại ở mép trước khi rụng, sau đó quả bắt đầu nhăn nheo và khô.

Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh chết nhanh của cây hồ tiêu vào mùa mưa 

Mưa lớn kéo dài, cùng với việc không có hệ thống thoát nước hiệu quả, đã tạo ra điều kiện cho rễ tiêu bị thối rữa. Đây là lúc nấm bệnh Phytophthora spp, hiện diện sẵn trong đất, tấn công vào hệ thống rễ và phần thân nằm dưới mặt đất của cây tiêu. Cuối cùng, loài nấm này ngăn chặn sự phát triển của mầm non, khiến lá cây tiêu chuyển từ màu xanh nhạt sang màu vàng và rụng, và các phần thân cây trên mặt đất chết khô.

Thời gian vườn tiêu bị ngập nước kéo dài càng nhiều thì nguy cơ bệnh tật càng tăng lên, nhất là với nấm gây hại có trong đất, chúng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong mùa mưa và xâm nhập, phá huỷ hệ thống rễ. Hiện tượng cây tiêu chết hàng loạt thường xảy ra và càng trở nên nghiêm trọng vào đầu mùa khô khi cây phải đối diện với tình trạng thiếu nước. Nhiều khi trong khoảng thời gian diễn ra mùa mưa bệnh cũng gây thối hoa và quả mà nhiều chủ hộ nông dân không để ý. Khi trong vườn có khoảng 5 đến 7% cây chết thì phần lớn các cây còn lại cũng đã bị nấm xâm nhập.

Hồ tiêu được chăm sóc tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Các phương pháp phòng ngừa và điều trị

Trường hợp cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora sp. ta thấy rằng, khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện, công tác phòng trừ bệnh trở nên khá phức tạp, tốn kém mà lại không mang đến hiệu quả cao. Do đó, bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ ban đầu và trong suốt quá trình nuôi dưỡng hồ tiêu:

  • Chọn giống cây không mắc bệnh: tránh việc lấy gốc giống từ những khu vườn đã bị nhiễm bệnh chết nhanh.
  • Tránh gây chấn thương lên rễ và thân cây: Loại nấm gây bệnh sinh sống trong đất và xâm nhập vào cây qua các vết thương do người trồng gây ra trong quá trình chăm sóc hay do sự cắn phá của các loài tuyến trùng, côn trùng như rệp sáp,…. Trong trường hợp bị tuyến trùng và rệp sáp cắn phá bộ rễ, bà con nên sử dụng thuốc phòng và trừ bệnh để diệt tuyến trùng và rệp sáp.
  • Xây dựng hệ thống thoát nước, mỗi hai hàng cây tiêu nên có một rãnh, nhằm mục tiêu vừa thoát nước, vừa hạn chế khả năng lây lan của tuyến trùng và mầm bệnh thông qua nước.
  • Dọn dẹp, vệ sinh vườn thường xuyên: Đều đặn thu dọn các phần dư thừa của thực vật như lá, cành, rễ… và cây bệnh trong vườn để tiêu hủy. Vườn tiêu bị nhiễm bệnh tránh trồng lại ngay, mà thay vào đó, nên tiếp tục tiêu diệt mầm bệnh trong ít nhất từ 3 đến 4 tháng trước khi trồng lại.
  • Phương pháp sinh học: Đối với khu vườn chứa cây tiêu từ 2 đến 3 năm tuổi và đã bắt đầu nhiễm bệnh, nên sử dụng chế phẩm sinh học VD: phân chuồng ủ hoai, nấm đối kháng Trichoderma, xạ khuẩn Streptomisep, các loại nấm khuẩn khác thường xuyên, 2-3 lần/năm (ở đầu, giữa hoặc cuối mùa mưa), bắt đầu sử dụng từ khi mới trồng.
  • Nâng độ pH, tăng khả năng chống chịu của bộ rễ

Vì vậy, để đối phó với tình trạng bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora sp. gây ra cho cây hồ tiêu, nhất là vào mùa mưa thì việc tuân thủ các phương pháp phòng trừ bệnh  từ khi bắt đầu trồng đến quá trình nuôi dưỡng cây là rất cần thiết. 

SBC Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chứa vi sinh vật hữu hiệu trong nhiều năm, chế phẩm vi sinh S.EMpro của SBC Việt Nam có chứa mật độ cao vi sinh vật đối kháng, phân giải như: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Streptomyces sp, Saccharomyces sp, Aspergillus sp, Trichoderma sp, Peudosomonas sp… được bà con tin dùng trong nhiều năm liền và mang lại kết quả tốt cho việc phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu.

Bà con tham khảo các sản phẩm hữu cơ tại SBC Việt Nam

- Chế phẩm vi sinh S.EMpro thành phần: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Streptomyces sp, Saccharomyces sp, Aspergillus sp, Trichoderma sp, Peudosomonas sp…

- Đạm cá cô đặc SBC - Sản xuất từ 100% cá nước ngọt, công nghệ cô đặc giúp dinh dưỡng cao gấp 8 lần đạm cá thông thường

- Dịch trùn quế cô đặc - dưỡng trái, tăng năng suất chất lượng trái

- Chế phẩm trừ sâu sinh học BIOB - Nguồn gốc sinh học, không mùi hôi, không gây kháng thuốc

- Đạm cá hữu cơ can 20 lít

- Đạm cá HUMIC dạng viên

 

Chia sẻ bài viết:
Tags: men vi sinh trichoderma vi sinh đạm cá đạm cá sbc
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng